Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai: Có dấu hiệu khai thác đất sét không phép, gây ô nhiễm môi trường tại xã Chư A Thai

Khai Thác đất sét trái phép một cách rầm rộ để sản xuất gạch xây ra tràn lan trên địa bàn Huyện Phú Thiện Tỉnh Gia Lai làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn, mà còn làm hủy hoại nguồn tài nguyên đất đai. Đáng chú ý hơn, tình trạng khai thác nguồn tài nguyên này xảy ra một cách trắng trợn mà không bị chính quyền các cấp quản lý, tình trạng trên vẫn đang diễn ra rầm rộ tại xã Chư A Thai, Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

Theo thông tin phản ảnh của người dân trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Qua tiếp cận thực tế Phóng Viên Sức khỏe và Môi trường đã chứng kiến cảnh đất sét ngổn ngang được tập kết từ những cánh đồng ruộng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất gạch. Chúng tôi tiếp cận lò gạch của Công Ty TNHH gạch Tuynel Phú Thiện, nhiều bãi đất sét được Công Ty này khai thác cách lò gạch tầm 3km vẩn chuyển về tập kết để sản xuất gạch, đất sét được tập kết chất cao như núi để sản xuất gạch bên cạnh đó là nhiều hố sâu rộng lớn như hồ nước.

Trên các tuyến đường các xe tải lớn, nhỏ chở đầy ắp đất sét được khai thác từ các ruộng về điểm tập kết của nhà máy sản xuất gạch mà không hề che chắn bạt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, tổn hại đến sức khỏe người dân trong khu vực.

Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai: Có dấu hiệu khai thác đất sét không phép, gây ô nhiễm môi trường tại xã Chư A Thai

Anh N.V.L người dân sống trên địa bàn chia sẻ, đây là lò gạch cổ phần đứng tên là một vị công An huyện Phú Thiện đã nghĩ hưu và có cổ phần của một vị lãnh đạo đang công tác tại huyện Phú Thiện nên việc tập kết, khai thác đất sét trên đất nông nghiệp để vận chuyển về lò gạch diễn ra rất ngang nhiên, nhiều ao, hồ quanh khu vực lò gạch sau khi khai thác xong không được san lập trả lại mặt bằng dẫn đến nguy cơ mất an toàn khi người dân qua lại quanh lò gạch này.

Anh L chia sẻ thêm, hàng ngày việc khai thác đất sét xảy ra ngang nhiên, xe không che chắn, đất bụi mù mịt khi các xe chở đất qua lại trong khu vực các lò gạch gây mất an toàn giao thông, gây ảnh hướng sức khỏe, môi trường cho người dân trong khu vực.

Để rõ hơn thông tin phóng viên tiếp cận gần các lò gạch và các bãi tập kết đất sét, thật bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của phóng viên thì tất cả các hoạt động khai thác đất, xe chở đất đều dừng lại. Đặc biệt hơn có rất nhiều người còn thể hiện tính công đồ mang theo hung khí như gậy, dao để nói chuyện với phóng viên. Qua nhiều ngày tìm hiểu và theo dõi phóng viên nhận thấy không hề có lực lượng chức năng kiểm tra việc khai thác đất sét, cũng như kiểm tra các xe cộ, phương tiện vẩn chuyển tài nguyên trên địa bàn này.

Chúng tôi cũng được biết, một đồng nghiệp khác khi tác nghiệp tại khu vực này đã bị hành hung gây thương tích phải nhập viện, khi liên lạc với Chủ tịch UBND xã Chư A Thai nhiều lần nhưng không có lực lượng chức năng nào của địa phương can thiệp.

Điều đáng nói là các bãi tập kết, các lò gạch của nhà máy sản xuất gạch gạch Tuynel Phú Thiện chỉ cách trụ sở UBND xã Chư A Thai 2km và cách UBND, Công An huyện Phú Thiện tầm 7km, nhưng vẫn để tình trạng khai thác khoáng sản một cách ồ ạt, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, bất chấp dư luận.

Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai: Có dấu hiệu khai thác đất sét không phép, gây ô nhiễm môi trường tại xã Chư A ThaiHuyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai: Có dấu hiệu khai thác đất sét không phép, gây ô nhiễm môi trường tại xã Chư A Thai
Các phương tiện ngang nhiên vận chuyển đất sét mà không hề che chắn gây ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng
Huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai: Có dấu hiệu khai thác đất sét không phép, gây ô nhiễm môi trường tại xã Chư A ThaiHuyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai: Có dấu hiệu khai thác đất sét không phép, gây ô nhiễm môi trường tại xã Chư A ThaiHuyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai: Có dấu hiệu khai thác đất sét không phép, gây ô nhiễm môi trường tại xã Chư A Thai
Đất sét khai thác từ đất nông nghiệp của dân cách khu vực Lo gạch Tuynel Phú Thiện 3km được xe vận chuyển tập kết về Lò gạch

Trước tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, tòa soạn Sức khỏe và Môi trường mong muốn Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cùng các cấp chính quyền sớm vào cuộc kiếm tra, chấn chỉnh việc khai thác này.

(Điều 167 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt có thể tới 5 năm tù. Cụ thể tội danh và hình phạt được Bộ luật hình sự quy định như sau: Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân; 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.)(Tại điểm c Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; quy định về xử phạt người điều khiển xe ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; khi tham gia giao thông: Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe; đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất; dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị. Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với người điều khiển xe; thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố).
 

Nhóm PV – Tạp chí SK&MT

Theo Sức khỏe và Môi trường