Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

“Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Tôn vinh nét đẹp làng nghề Hà Nội

Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” sáng 6/10, người dân và du khách hiểu hơn nét đẹp làng nghề Hà Nội. Trong đó có làng nghề tranh dân gian Hàng Trống, tranh dân gian Kim Hoàng, làng thêu Quất Động, làng thêu Đông Cứu, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng nghề sơn mài Hạ Thái, nghề tò he Xuân La, làng nghề quạt Chàng Sơn, làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng, làng nghề khảm trai thôn Ngọ, làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền...

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Làng nghề dệt Phùng Xá, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, làng nghề may Từ Thuận, làng nghề may áo dài Trạch Xá. Nhóm làng nghề mộc giới thiệu nét đẹp các làng nghề: Làng nghề mộc xây dựng Dị Nậu, làng nghề mộc Vạn Điểm, làng nghề truyền thống thôn Đại Nghiệp, làng nghề truyền thống, làng nghề giày da thôn Giẽ Hạ...

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Công chúng cũng được tìm hiểu các làng nghề hoa, làm thuốc của Hà Nội như: Làng nghề truyền thống thuốc Nam dân tộc dao Yên Sơn, làng nghề sinh vật cảnh thôn Xâm Xuyên, làng nghề hoa đào Nhật Tân, làng nghề truyền thống hoa Tây Tựu, làng hoa cây cảnh Tích Giang...

Ngoài ra, công chúng còn được xem phần biểu diễn của các làng nghề thủ công là: Làng nghề chuồn chuồn tre, làng nghề nón thôn Mã Kiều, làng nghề diều Bá Dương Nội...

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Trong kho tàng di sản văn hóa - ẩm thực Hà thành không chỉ gắn với phong tục, tập quán, lễ hội từng làng, từng vùng, mà còn thể hiện lối sống, nết ăn, nết ở thanh lịch, hào hoa của người dân Thăng Long - Hà Nội.

Góp vào bản đồ ẩm thực sinh động và phong phú của Thủ đô nghìn năm văn hiến, trong những không gian làng cổ, nơi bao thế hệ luôn biết trân trọng lưu giữ hương xưa, vị cũ, như gìn giữ một phần hồn cốt của đất Kinh kỳ.

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Các làng nghề tiêu biểu nổi bật với các món ăn ngon nổi tiếng như: Làng nghề giò chả Ước Lễ - huyện Thanh Oai; Làng nghề bánh dày Quán Gánh - huyện Thường Tín; Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì - quận Hoàng Mai; Làng nghề bún Phú Đô - quận Nam Từ Liêm; Làng nghề chè kho, chè lam Đại Đồng - huyện Thạch Thất; Làng nghề bún Mạch Tràng - huyện Đông Anh; Làng nghề miến So - huyện Quốc Oai; Làng nghề Cốm Vòng - quận Cầu Giấy; Làng nghề cốm Mễ Trì - quận Nam Từ Liêm; Làng nghề xôi Phú Thượng, các sản phẩm sen Tây Hồ - quận Tây Hồ...

Tái hiện Lễ ăn hỏi Hà Nội xưa trang trọng, tỉ mỉ

Với bề dày lịch sử, Lễ ăn hỏi xưa đã tạo nên truyền thống, văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc. Lễ ăn hỏi Hà Nội phản ánh bối cảnh xã hội đương thời, thể hiện chân dung người Hà thành trong đời sống vật chất, góp phần làm nên tập tục giá trị của Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Đặc trưng của lễ là: Nghi lễ trang trọng, sính lễ mang đậm giá trị truyền thống tượng trưng cho sự kính trọng và gắn kết gia đình, đoàn rước lễ bằng xích lô với trang phục và phong thái cầu kì, cùng với những cử chỉ tinh túy trong ứng xử và giao tiếp, tạo nên sự gắn kết cộng đồng sâu sắc.

Lễ ăn hỏi xưa ở Hà Nội với sự trang trọng, tỉ mỉ trong từng nghi thức, cùng với các giá trị văn hóa và tinh thần mà nó mang lại, đã góp phần làm nên bản sắc của một Hà Nội văn minh, thanh lịch, lưu giữ và truyền thụ qua nhiều thế hệ.

Thương hiệu làng hoa Hà Nội nổi tiếng là đất trồng hoa. Các làng hoa đã trở thành thương hiệu của Hà Nội như Mê Linh, Tây Tựu, Tây Hồ….

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội hiện có nhiều làng nghề trồng hoa, cây cảnh được thành phố công nhận là làng nghề trồng hoa như: Thôn Liễu Trì, thôn Hạ Lôi, thôn Đại Bái... Đây là một trong những vùng trồng hoa lớn nhất của Hà Nội, cũng là điểm tham quan trải nghiệm, chụp hình của giới trẻ.

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Làng hoa Tây Tựu là một trong những nơi trồng hoa lâu năm và cung cấp hoa tươi chủ yếu cho nội thành Hà Nội. Với lịch sử lâu năm làm nghề, làng hoa Tây Tựu đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.

Quận Tây Hồ là nơi tụ họp của nhiều làng hoa. Những làng hoa cảnh, cây cảnh bao quanh Hồ Tây như những viên ngọc quý trang trí cho mặt gương khổng lồ, tiêu biểu như: Làng hoa Nghi Tàm, Làng hoa Tứ Liên, Làng đào Nhật Tân, Làng hoa Quảng Bá, Làng đào Phú Thượng.

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Hình ảnh rực rỡ của các làng hoa Hà Nội đã khép lại nội dung “Hà Nội - Dòng chảy di sản”. Hình ảnh này chính là thông điệp về sự kết nối giữa di sản của dân tộc và dòng chảy của nhịp sống đương đại, giữa nét đẹp truyền thống và sự năng động, thanh lịch của người Hà Nội hôm nay và mai sau.
 
Phương Ngân/laodongthudo.vn