Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tận dụng sự năng động, đổi mới sáng tạo để thay đổi mặt hàng, tìm thêm mặt hàng mới để thâm nhập thị trường ngách.
Các hướng hợp tác triển vọng nhất giữa Việt Nam và Nga trong giai đoạn hiện nay đó là các sản phẩm nông nghiệp và các giải pháp công nghệDưới góc độ là một chuyên gia nghiên cứu, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành và nhiều địa phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy đã năng động, tìm kiếm nhiều giải pháp phát triển kinh doanh hữu hiệu, điển hình: Tái cấu trúc lại doanh nghiệp, chuyển đổi số hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tài năng, tối ưu hóa dòng tiền và hoạt động marketing…Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp đang bị tác động rất lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để vượt qua thử thách này, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, nhằm thích ứng với đại dịch toàn cầu.
Có thể thấy, việc lựa chọn thị trường ngách là một quyết định phù hợp với các doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh khốc liệt…Qua đó, quyết định này càng phù hợp hơn trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp vô vàn khó khăn, thách thức như hiện nay. Thị trường ngách hứa hẹn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí truyền thông quảng bá sản phẩm, ít phải đối mặt với sự cạnh tranh, trong khi có thể gia tăng khả năng thành công với mức độ rủi ro không cao.
Dẫn chứng cụ thể về “Thị trường ngách”, Ông Hồ Minh Sơn cho rằng cách thiết lập danh mục sản phẩm đúng với năng lực phát triển của tổ chức, đề xuất các giải pháp về thương hiệu…các doanh nghiệp cần sử dụng digital marketing để thâm nhập thị trường của LB Nga, Canada, Úc, Hàn Quốc từ lúc nghiên cứu thị trường cho đến khi lựa chọn sản phẩm, chiến lược sử dụng các công cụ trực tuyến, các chiến dịch marketing trên nền tảng số…Từ đó, cho người tiêu dùng nước sở tại cái nhìn trực quan, sinh động, cách sử dụng hiệu quả các công cụ trực tuyến trong quá trình tìm kiếm và làm chủ thị trường ngách đầy tiềm năng.
Ông Sơn phân tích thêm, với việc xây dựng “thị trường ngách” để tập trung bán hàng là chiến lược hiệu quả đang được nhiều doanh nghiệp (DN) nhất là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn, trong đó có DN khởi nghiệp để phát triển kinh doanh và từng bước khẳng định thực lực của mình.”Thị trường ngách” tên tiếng Anh là “Niche Market” – là một phần nhỏ của thị trường lớn hơn có nhu cầu cụ thể của riêng nó, khác với thị trường lớn hơn về mặt nào đó so với thị trường tổng thể. Hoặc, “thị trường ngách” là phân khúc thị trường nhỏ, được điều chỉnh phù hợp với một số đặc điểm cụ thể của một nhóm người hoặc sự vật. Bằng cách xác định “thị trường ngách”, DN có thể thâm nhập vào một phân khúc thị trường rộng lớn hơn và đáp ứng đầy đủ sở thích, nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Ảnh minh hoạTheo Ông Hồ Minh Sơn khuyến nghị các DN khi đi theo “thị trường ngách”, đây là hướng đi phù hợp với xu thế. Bởi DN, nhất là DN vừa và nhỏ có nguồn vốn hạn chế, công nghệ chưa được đầu tư bài bản mà sản phẩm mới muốn cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm lâu năm trên thị trường, những “ông lớn” trong ngành là điều không thể. “Nghiên cứu và lựa chọn để đi theo một mảng nhỏ nào đó mà các “ông lớn” chưa làm hoặc làm chưa thực sự tốt trên cơ sở gắn với lợi thế vùng nguyên liệu tại địa phương thì khi đó mới có cơ hội cho DN phát triển…Cụ thể, hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 7 tháng năm 2023 vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp rút đơn hàng, thu nhỏ đơn hàng lại, sản xuất đơn hàng nhỏ, giảm giá, bất đắc dĩ cho công nhân nghỉ việc.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính chung 7 tháng năm 2023, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 113,3 nghìn, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Điều này, kéo theo một loạt hệ lụy liên quan đến sức mua và tinh thần của doanh nghiệp bị suy giảm.
Ông Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Xuất khẩu và tiêu dùng nội địa những tháng còn lại của năm 2023 vẫn còn khó khăn. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm 12% và hầu hết các mặt hàng đều giảm. Riêng, xuất khẩu gạo còn tạm ổn”. Tuy nhiên, tiêu dùng nội địa, doanh số bán lẻ của 7 tháng năm 2023 tăng trưởng 12% thế nhưng so sánh tổng quy mô doanh số thì chỉ bằng 80% của trước đại dịch Covid -19 (từ 2019 trở lại). Như vậy, so với sự bão hòa trên diện rộng của mặt hàng ở thị trường thông thường thì “thị trường ngách” có số lượng đơn vị cung ứng dịch vụ ít hơn, sự cạnh tranh chưa thực sự khốc liệt. Khai thác “thị trường ngách” giúp DN tiết kiệm nhiều chi phí truyền thông quảng bá sản phẩm, tiềm năng thị trường cao nhưng mức độ cạnh tranh còn thấp.
Ông Hồ Minh Sơn trong một lần tham khảo các mặt hàng ở phân khúc thị trường ngách về mặt hàng may mặc…Mặt khác, để khai thác hiệu quả thị trường này đòi hỏi DN phải có năng lực cạnh tranh tốt và có chiến lược phù hợp. Cộng đồng DN cần hiểu đúng, đủ về “thị trường ngách”. Đặc biệt, cần tối ưu hóa sản phẩm, thị trường và khách hàng hiện có, tiếp đến là thâm nhập thị trường và phân khúc khách hàng liền kề và cao hơn để phát triển đột phá, sáng tạo ra những sản phẩm mà thị trường chưa có. Trong khi. Đó, người dân hiện đang tiết kiệm chi tiêu, tích lũy, đề phòng những vấn đề đột xuất và thu nhập cũng không tăng nhiều. Trong khi đó, giá điện, nước, sách giáo khoa và nhiều mặt hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng lên. Giá cả trên thị trường có nhiều vấn đề vô lý. Việc mua bán đang có nhiều khâu trung gian để đẩy giá lên, khiến người tiêu dùng thiệt thòi và người sản xuất không có lãi.
Cũng theo Ông Sơn nhiều nông sản sạch nhưng lại ít được đưa vào hệ thống siêu thị do vấn đề chiết khấu cao, do chi phí và một số vấn đề tế nhị khác. Khuyến nghị về việc này, Ông Sơn cho biết “hệ thống phân phối thắt lại trong khi sản xuất dồi dào đã và đang khiến thị trường giá cả đã khó càng thêm khó. Cộng đồng DN có thể tự hại mình. Do chưa dự báo được việc rủi ro chia sẻ, lợi nhuận mộtcách hài hòa”. Trong 6 tháng cuối năm 2023, thị trường giá cả có khả năng khởi sắc hơn 6 tháng đầu năm nay. Vì vậy, trong hai quý cuối năm phải phấn đấu kéo GDP lên 8% thì mới đạt được mục tiêu đề ra cho bình quân cho cả năm là 6,5%. Đây là việc làm rất khó khăn vì nền kinh tế đang gặp khó về tổng cầu, chuỗi cung ứng, chi phí, sự liên kết.
Cùng với đó, chính sách kinh tế có thể còn một số vấn đề lúng túng. Điển hình như lãi vay ngân hàng, trước đây lên đến 9-10%, gần đây hạ xuống 7-8% tuy nhiên vẫn cao so với các nước. Ngoài ra, ngân hàng đang thừa vốn nhưng doanh nghiệp không dám vay vì sản xuất, bán hàng kém. Nhiều doanh nghiệp tiếp cận vốn cũng rất khó. Tăng trưởng tín dụng 7 tháng năm 2023 mới đạt 56%. Ông Hồ Minh Sơn cho rằng doanh nghiệp cần tận dụng sự năng động sáng tạo, đổi mới sáng tạo để thay đổi mặt hàng để thâm nhập sau vào thị trường ngách.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản bị trùng với một số nước khi trồng cùng một loại nông sản, mùa vụ cùng thu hoạch. Vì lẻ đó, nông sản có thế mạnh nhưng thị trường đầu ra vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nông sản thường bị sự cạnh tranh gay gắt từ các nước, đi liền với đó là giá cả đầu vào tăng cao làm ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận của người trồng, HTX, doanh nghiệp…ÔngSơnđưa ra ví dụ nông sản Việt có nhiều lợi thế của vùng nhiệt đới nhưng xét về thị trường đầu ra chưa được rộng mở. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính của nhiều loại nông, lâm, thủy sản. Việc xuất khẩu sang các thị trường châu Âu vẫn còn khiêm tốn hoặc bỏ ngỏ…Trong khi nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ và LB Nga hiện chưa phục hồi vì ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ông Sơn cũng cho rằng, để mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các HTX, doanh nghiệp nên khai thác các thị trường ngách…nhất là ngành sợi của Việt Nam thời gian qua có mức tăng trưởng tốt là yếu tố giúp gia tăng nhu cầu đối với đơn hàng sợi nguyên liệu, sợi tái chế được định vị tại phân khúc thị trường ngách…Việc tìm thêm mặt hàng mới, tiếp cận với bạn hàng có trách nhiệm, tìm thêm thị trường ngách tại châu Phi, Tây Á, Đông Á để phát triển. Cần lắm sự củng cố tư tưởng trong nội bộ doanh nghiệp để có thể trụ vững trong giai đoạn này. Đưa công nghệ số vào quản lý để giảm chi phí.
Đứng trước nhiều khó khăn, để hái “quả ngọt” đang đòi hỏi các DN, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu(XK) cần chủ động linh hoạt hơn trong việc đầu tư những sản phẩm ngách, thị trường ngách. Thời gian tới rất cần gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đưa các DN tiến sâu vào những thị trường ngách, tạo “sân chơi” cho các DN vừa và nhỏ nhằm góp sức thúc đẩy XK. Sau khi đã tìm đúng “thị trường ngách”, DN sẽ nghiên cứu các hoạt động phân tích hệ thống kinh doanh; thiết lập danh mục sản phẩm, đánh giá thị trường, kiểm chứng lại thị trường, năng lực và tham gia cạnh tranh…
Tác giả: Văn Hải – Trần Danh