Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp (VFAEA) tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm – Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 20/7/2024, tại số 19C, đường Cộng Hoà, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai hoạt động 6 tháng cuối năm 2024. Ông Lê Duy Minh – Chủ tịch chủ trì hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm

Được biết, Hiệp hội hiện có 747 hội viên, trong đó 117 hội viên, 630 hội viên cá nhân. Mới kết nạp trong 6 tháng đầu  năm 2024 là 17 (hội viên tổ chức 2 hội viên; hội viên cá nhân 15. Cùng với đó, tổ chức có tư cách pháp nhân 08; Phòng, ban, đơn vị trực thuộc 05 gồm Ban Kiểm tra, Văn phòng trung ương Hiệp hội, Hội Trang trại và Làng nghề tỉnh Nghệ An, Hội ngành nghề Nông nghiệp Tp.HCM, Trung tâm Hỗ trợ Trang trại và DN Việt Nam…Hiệp hội có văn phòng đại diện: Phía Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Trung bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long.

Đặc biệt, Hiệp hội có Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam đã xuất bản 03 kỳ gồm số Xuân 2024, số tháng 4 và số tháng 6. Tạp chí được in 4 màu, số lượng phát hành từ 800 cuốn đến 1400 cuốn/kỳ. Trong khi chờ tạp chí điện tử, các bài viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp. Nội dung thông tin trên ấn phẩm in và điện tử đều bám sát tôn chỉ mục đích, nội dung phong phú, phản ánh khá toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và trang trại. Nội dung các ấn phẩm trên đây bám sát tôn chỉ, mục đích của tạp chí là thông tin, tuyên truyền hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trang trại; những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng nông thôn mới. Nhiều bài viết giới thiệu mô hình hay trung bình việc nông nghiệp, trang trại. Nội dung các ấn phẩm trên đây đã thể hiện bản lĩnh và ý thức chính trị của cơ quan báo chí như đăng những bài viết có tính chiến đấu, tính Đảng, bài biết phê phán luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, v.v…Trong 06 đầu năm 2024, tạp chí làm đề án xuất bản trang tin, đề án thành lập tổ chức công đoàn của tạp chí.

Hiệp hội đã chủ động kết nối với 49 doanh nghiệp, chủ trang trại quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Bộ NNPTNT và Hiệp hội  tổ chức và tham gia thực hiện các nhiệm vụ. Cụ thể, Phối hợp tổ chức và dự Hội nghị, Hội thảo với các Bộ, Ngành, Liên hiệp các Hội KHKTVN, các Hội và đã tổ chức 07 đoàn đi thăm và trao đổi kinh nghiệm sản xuất trang trại về cà phê, sầu riêng, cây dược liệu,…tại một số tỉnh. Mặt khác, tập trung mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kết nối ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp. Qua đó, tổ chức 02 Hội thảo khoa học về nông nghiệp hữu cơ, bền vững, nông nghiêp cảnh quan, nông nghiệp tuần hoàn tại tỉnh Gia Lai. xây dựng quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP lợi thế của nghiệp địa phương, tham gia sàn thương mại điện tử của Bộ Công thương, tham gia Trung tâm bán buôn Nông sản VN  của Hiệp hội để kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên.

Điển hình, trong kinh tế nông nghiệp tại các trung tâm đô thị như Tp.HCM thông qua Hội ngành nghề NN Tp.HCM có thành lập và quản lý 17 chi hội chuyên ngành như Bosnai, Hoa lan, Sinh vật cảnh, Thú cưng,…. Đã tổ chức triển lăm, thi thú cưng, Bonsai, cá kiểng,…đã tổ chức cơ sở dạy nghề và SVC như TT dạy nghề SVC Thanh Tâm, TT NC và DV SVC TpHCM. Tháng 5/2024 cử nhân sự tổ chức, tham  gia và chấm thi Hội chợ Triển lãm Giống, Nông nghiệp công nghệ cao tại TpHCM lần X.

Bên cạnh đó, Hiệp hội tham gia đánh giá chọn 18 sản phẩm tại tirng Sóc Trăng đạt tiêu chuẩn OCOP nâng tổng số sản phẩm OCOP tại Sóc Trăng  lên 235 sản phẩm (113 sản phẩm 4 sao và 122 sản phẩm 3 sao của các cơ sở sản xuất, DN, hộ dân và HTX trong đó có 5 sản phẩm có tiềm năng 5 sao trong thời gian tới). Trưng bày trên 89 sản phẩm đạt tiêu chuẩn an tòan thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các hộ nông dân, HTX…giúp kết nối tiêu thụ ngày càng thuận lợi hơn.Làm việc với các đoàn trong và ngoài nước như Hàn quốc, Trung quốc, Hoa kỳ,…

Song song với nghiệp vụ chuyên môn, Hiệp hội còn mở 2 lớp tập huấn “Xây dựng và phổ biến  phần mềm quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tổ Yến” do các tổ chức FAO và USAID tài trợ tại Tp.HCM, Tp.HCM với gần 120 cán bộ và các doanh nghiệp trong ngành ở các tỉnh tham dự. Giúp cho các cán bộ thú y các tỉnh thành và 1 số doanh nghiệp về sử dụng phần mềm quản lý và truy xuất sản phẩm từ chim yến. Tổ chức 2 buổi Diển đàn “Kết nối tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp địa phương tại Tp. HCM và các tỉnh ĐBSCL tại Cần Thơ “với nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã ở các tỉnh Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long.… về tham dự. Qua trao đổi đã ký kết các biên bản cung cầu giữa các bên, giúp hàng hóa nông sản tại các tỉnh được tiêu thụ tại Tp.HCM và xuất khẩu tốt.

Ngoài ra, Hiệp hội còn tổ chức tọa đàm “Tăng giá trị nông sản – những vấn đề cần quan tâm” với trên 53 đại biểu là các Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, DN cung ứng vật tư, các HTX, nông dân tham dự.Sản xuất thương mại và kết nối thương mại nông sản Việt đặc biệt là hàng rau, củ, quả; Các dự án tư vấn VietGap, GlobalGap.A.P cho  12ha thanh long của HTX thanh long và sầu riêng tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận theo chương trình khuyến nông và các đơn vị HTX và THT tại tỉnh Bình Phước: Sầu riêng, mít, rau màu,… theo chương trình hỗ trợ các huyện biên giới và  cho 2 đơn vị HTX tại tỉnh Bình Phước: mít và bưởi, theo chương trình hỗ trợ các huyện biên giới.

Chủ tịch Hiệp hội phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội. nghị, Ông Lê Duy Minh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động hội viên và nông dân thực hiện chủ trương chính sách phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, chuyerern dịc cơ cấu nông nghiệp theo chương trình Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao,…Tham gia tư vấn quy hoạch, chính sách, chọn lựa sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và hướng đi đúng thị hướng người tiêu dùng.

Đối với cơ quan ngôn luận của Hiệp hội tiếp tục hoàn thiện Chi bộ Đảng của Tạp chí, hoạt động mạnh và đóng góp vào Tạp chí điện tử khi được cấp phép hoạt động trong năm 2024. Tìm các đơn vị liên doanh liên kết để có nguồn tài chánh ch tạp chí xuất bản 1 tháng/kỳ, in 4 màu và trên 80 trang/ kỳ.Củng cố tổ chức, tăng cường lãnh đạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tham dự giao ban. Củng cố tổ chức Văn phòng đại diện tại Phía Nam và TP Hồ Chí Minh, tăng cường 1 Phó TBT tại phía Nam nhằm xem xét kiểm tra lại các phóng viên, cộng tác viên thuộc tạp chí quản lý. Tăng cường bài viết và phát hành tạp chí giấy ổn định theo quy chế, Chủ tịch Hiệp hội Lê Duy Minh khẳng định.

Thông tin tại Hội nghị, Ông Lê Duy Minh cho hay Hiệp hội đã tổ chức 05 đoàn đi thăm và trao đổi kinh nghiệm sản xuất trang trại tại một số tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội III (nhiệm kỳ 2020-2025) của Hiệp hội  tập trung mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kết nối ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thành lập 3 HTX yến sào để kết nối sản xuất kinh doanh ngành yến hiệu quả, úng dụng phần mềm phần mềm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm Tổ yến. Tiến hành tổ chức xuất khẩu yến sào theo nghị định thư của Trung Quốc.

Hiệp hội đã tổ chức các hội thảo khoa học về nông nghiệp hữu cơ, bền vững, nông nghiêp cảnh quan, nông nghiệp tuần hoàn, Kết nối tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp địa phương tại Tp. HCM  theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT của Hiệp hội và các địa phương.Tổ chức tọa đàm “Tăng giá trị nông sản – những vấn đề cần quan tâm” tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Cùng với địa phương và các chủ Trang trại, doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng từ 3-5  mô hình về tiêu hữu cơ, cà phê đặc sản, dược liệu, nhà yến, cây ăn quả như sầu riêng, chanh dây. Kết nối doanh nghiệp thực hiện từ 2 đến 4 mô hình sản xuất cây ăn trái theo hướng hữu cơ trên sầu riêng và xoài tại Cần Thơ và 3 mô hình chăn nuôi vịt hướng hữu cơ tại Hậu Giang.

Tiếp tục cập nhật và phổ biến thường xuyên đến Hội viên các Chương trình Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn…kết nối quảng bá, giới thiệu, trưng bày sản phẩm và xúc tiến thương mại,  thường xuyên Thông tin thị trường trong và ngoài nước thông qua bảng tin từ Văn phòng Điều phối nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL. Phối hợp với một số Bộ, Ngành và Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức và tham dự Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn. Thăm và làm việc với các tỉnh, các HTX, CLB trang trại và mô hình Trang trại hiệu quả ở các tỉnh. Giúp các Hội, HTX, trang trại nắm bắt KHKT sản xuất nông nghiệp hữu cơ; an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, chuỗi cung ứng nông sản, thúc đẩy thương mại, kết nối giao thương; nắm bắt tình hình cung cầu thị trường để chủ động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đối với công tác xã hội thiện nguyện, Hiệp hội tiếp tục phối hợp với các tổ chức tôn giáo, từ thiện xã hội, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các trường học kết nối với  các hội viên doanh nghiệp thực hiện chương trình từ thiện xã hội như: hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ khuyến học, các gia đình chính sách thương binh, liệt sĩ với số tiền dự kiến từ 200 – 400 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hiệp hội đã thực hiện tốt vai trò tập hợp, đoàn kết, kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp trên cả nước; kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp…Theo đó, Hiệp hội đã đạt được kết quả hoạt động khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nhiều chỉ tiêu, nhiều đơn vị đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm 2024. Các doanh nghiệp trong Hiệp hội đã chủ động, linh hoạt thích ứng vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh. Tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào do Hiệp hội phát động. Trong thời gian tới, Hiệp hội tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho các doanh nghiệp hội viên. Đẩy mạnh công tác phát triển hội viên.

Hiệp hội trở thành trung tâm tập hợp, đoàn kết thống nhất các doanh nghiệp và trang trại nông dân, nông thôn. Liên doanh, liên kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hợp tác kinh tế quốc tế vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của hệ thống doanh nghiệp và trang trại nông dân, nông thôn Việt Nam, góp phần vào phát triển nền kinh tế chung, xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hoá đất nước. Hiệp hội là đại diện lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp, nông dân với Nhà nước, chính quyền địa phương và các ngành có liên quan trong khuôn khổ và quy định của luật pháp. Tạo môi trường liên kết, hợp tác giữa các hội viên trong sản xuất kinh doanh; xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, triển lãm, xuất bản ấn phẩm thông tin, quảng bá doanh nghiệp và trang trại. Làm đầu mối giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các hội viên, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do tranh chấp gây ra, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh đúng pháp luật. Tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn các doanh nghiệp và trang trại về quản lý, pháp luật, nghiệp vụ kinh doanh; về đầu tư, sở hữu trí tuệ; về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới, giúp đỡ các tài năng trẻ trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và trang trại. Mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia các hiệp hội quốc tế có liên quan để tranh thủ và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp và trang trại nông dân, nông thôn tìm kiếm đối tác, thị trường, khách hàng.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Lê Duy Minh tin rằng trong thời gian tới hiệp hội tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp liên kết lẫn nhau, hợp tác liên kết phát triển du lịch trang trại…liên kết vùng. Hiệp hội, làm cơ sở cho việc tìm hiểu, khai thác, kết nối nhu cầu hợp tác, liên kết của các doanh nghiệp; trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động, nhất là trong những lĩnh vực mà mỗi tỉnh có nhiều lợi thế.

Về phía tạp chí, đại diện tạp chí cam kết thực hiện hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và điều lệ của Hiệp hội. Trong tháng 8/2024 tạp chí sẽ tổ chức toạ đàm khoa học “Phát triển du lịch trang trại giai đoạn công nghệ 4.0 – Những vấn đề pháp lý liên quan”, cuối tháng 07/2024 tạp chí trao hai căn nhà tình thương tại tỉnh Bến Tre với kinh phí 100.000.000VND và trao quà trung thu cho các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mõ Cày Nam (Bến Tre) 30.000.000VND, cam kết xuất bản mỗi tháng 1 một kỳ, 80 trang theo chủ trương, chỉ đạo của Hiệp hội.

Dịp này, Hiệp hội kết nạp thêm 5 hội viên mới và thống nhất tiếp nhận, bổ sung thêm một Phó tổng biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phía Nam…

Một số hình ảnh tiêu biểu tại Hội nghị:

  

Thanh Việt